Xử lý vết mèo cào và những điều cần lưu ý

Xử lý vết mèo cào và những điều cần lưu ý
Mèo là một loài vật đáng yêu, được nuôi như thú cưng ở các gia đinh Việt Nam. Tuy nhiên, đừng để vẻ bề ngoài của nó đánh lừa, với bản tính tinh nghịch của mình, mèo đôi khi rất hung hãn. Khi chơi cùng mèo, nếu bạn không đề phòng thì rất dễ bị tấn công bởi những chiếc móng vuốt của chúng. Vậy vết mèo cào có nguy hiểm không? Xử lý vết thương như thế nào? Có cần tiêm phòng dại khi bị mèo cào không? Cùng Chamsocthucung.co tìm hiểu bên dưới nhé.

Bị mèo cào có sao không?

Vết mèo cào đôi khi chỉ là vết xước ngoài da nên thường bị bỏ qua và không xử lý đúng cách. Những vết xước nhỏ này có thể gây ra những hậu qủa vô cùng khó lường khi không được xử lý kịp thời. Các bệnh có thẻ xảy ra khi bị mèo cào:

Vết mèo cào đôi khi chỉ là vết xước ngoài da nên thường bị bỏ qua và không xử lý đúng cách

1. Bệnh dại

Một trong những bệng nguy hiểm khi bị mèo cào là bệnh dại. Vi rút dại có thể lây truyền từ mèo sang người qua những vết cào/ cắn nhỏ. Theo thống kê của Bộ Nông Nghiệp - Phát triển nông thôn, đại diện Cục Thú Y cho biết, số bệnh nhân mắc bệnh dại liên quan đến mèo cào, cắn tăng lên đáng kể, chỉ xếp sau số ca mắc liên quan đến chó dại. Nhiều trường hợp trong các ca này đã tử vong do biến chứng nặng.

2. Bệnh mèo cào ở người

Khi bị mèo cào mà không có biện pháp xử lý, các vi trùng vi khuẩn trong móng tay mèo sẽ xâm nhập qua vết cào gây ra tình trạng nhiễm trùng da. Sau đó, bạn sẽ gặp các vết sưng hạch huyết cục bộ ở nách, hoặc cổ.

Mèo cào có sao không

Đa số trường hợp nhẹ, vết thương sẽ tự biến mất sau vài ngày. Trường hợp nặng hơn, vết thương sẽ phát triển thành nhọt, mủ kèm theo là sưng, mưng mủ, ho, sốt nhẹ, mệt mỏi kéo dài từ 1-3 tuần. Một số triệu chứng khác thường gặp là đau đầu, chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn..

3. Bệnh sốt do mèo cào

Các vết thương do mèo cào thường là vết thương hở. Nếu bạn không xử lý và vô tình bị mèo liếm phải thì nguy cơ bị vi khuẩn B.henselae có trong nước bọt mèo tấn công rất cao.

Các vết thương do mèo cào thường là vết thương hở.

Vi khuẩn B. henselae ít gây ra các triệu chứng ở người có hệ miễn dịch khỏe mạnh nên rất khó nhận biết.
 
Tuy nhiên đối với những người có hệ miễn dịch yếu hơn cần phải coi chừng, nhất là trẻ em dưới 5 tuổi. Những triệu chứng điển hình khi bị vi khuẩn B.henselae tấn công là vết thương bị cắn ngày càng trở nặng, xung quanh vết sưng, tấy đỏ có chiều hướng mở rộng, sốt liên tục hay đau dữ dội. Khi có các triệu chứng này thì cần đưa đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Cần làm gì khi bị mèo cào? Cách xử lý đúng khi bị mèo cào

Khi bị mèo cào, cần thực hiện theo các bước sau để xử lý nhanh vết mèo cào:
  • Nhanh chóng rửa vết thương với xà phòng, có thể rửa với dòng nước lạnh chảy liên tục từ 10-15 phút nếu không có xà phòng.
  • Sát khuẩn vết thương với cồn để tránh nhiễm trùng. Giữ cho vết thương thoáng mát, không quấn chặt hoặc bịt kín vết thương, không được chích hay nặn máu ra ngoài vì có thể thúc đẩy sự lan nhanh của vi rút.
  • Lưu ý trong quá trình rửa vết thương chỉ nên rửa nhẹ nhàng để tránh làm xuất hiện vết bầm tím ở các mô.
  • Sau cùng có thể dùng thuốc mỡ để làm dịu vùng da bị thương tổn.
Ngoài ra, để đảm bảo thì khi bị chó mèo cào, cắn, bệnh nhân được khuyến khích đến trạm y tế gần nhất để khám và tiêm phòng trong vòng 7 ngày. Nếu vết thương ở gần não sẽ được tiêm thuốc kháng thanh, nếu vết thương không trực tiếp đe dọa đến tính mạng sẽ được tiêm vắc xin tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Cách ngăn mèo cào cắn

Hành vi cào, cắn ở mèo thường được cho là biểu hiện của sự ngỗ nghịch. Tuy nhiên, trong thực tế, hành vi cào hay cắn của mèo xuất phát từ bản năng của loài động vật săn mồi.
 
Do đó, đừng la mắng mèo khi mèo cắn hay cào bạn. Thay vào đó hãy học cách bảo vệ bản thân cũng như đồ đạc trong nhà bằng những cách sau đây nhé:

1. Hãy kiên nhẫn và thấu hiểu

Thể hiện tình cảm của mình đối với mèo để mèo cảm nhận được và đáp trả lại bằng tình yêu thương của nó. Dần dần mèo sẽ học được cách yêu thương và buông tha cho những thứ nó không nên cắn, cào.
Bạn có thể tham khảo sử dụng Gel bổ sung dinh dưỡng Multivitamin để gia tăng tình cảm của mèo, đồng thời gia tăng sức khỏe cho mèo.

2. Cho mèo chơi với đồ chơi thay vì tay của bạn

Mèo cần được cào và cắn như một phần bản năng của nó. Hãy tập cho mèo cào cắn những món đồ chơi yêu thích của chúng thay vì tay bạn. 

Hãy tập cho mèo cào cắn những món đồ chơi yêu thích của chúng thay vì tay bạn.

3. Triệt sản cho mèo

Nghe có vẻ không liên quan lắm nhưng thật sự bạn nên cân nhắc về vấn đề này. Bởi những chú mèo chưa được triệt sản sẽ có tính chiếm hữu rất cao thường cào, cắn để đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của chúng. Bạn nên đưa mèo đi triệt sản để mèo trở nên hiền lành, hiền hòa và thân thiện hơn.

4. Dành thời gian chăm sóc mèo

Bạn  cũng nên dành nhiều thời gian để chăm sóc và vệ sinh cho mèo (cắt móng, tắm gội, vệ sinh tai, đi kiểm tra sức khỏe,..) thường xuyên để giảm thiểu tối đa các nguy cơ nhiễm khuẩn. Đồng thời không chơi đùa quá mức để tránh việc mèo bị kích động, cắn, cào chủ.
 

Đang xem: Xử lý vết mèo cào và những điều cần lưu ý

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
Bạn cần mua thêm để được miễn phí vận chuyển*
Bạn đã đạt được miễn phí vận chuyển MPVC20